Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Ví điện tử - Người dùng không mặn mà

Có thể nói, khá nhiều dịch vụ vi dien tu đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, người sử dụng đến giờ vẫn không mấy mặn mà với loại ví công nghệ này. Lý do xảy ra tình trạng này có rất nhiều.

Ví điện tử - Người dùng không mặn mà

Tính từ năm 2009 tới nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thí điểm dịch vụ ví điện tử cho 6 công ty: VietUnion (Payoo), MobiVi, Smartlink, VNPay, VinaPay và M-Service. Chỉ trong một năm hoạt động, khoảng 70.000 ví điện tử đã được mở, trong đó Payoo (của VietUnion) có số lượng nhiều nhất: hơn 32.000 ví, tiếp đó là VNPay với hơn 30.000 ví và MobiVi trên 7.000 ví. Giá trị giao dịch qua ví đạt trên 5 tỷ đồng trong quý 4/2009 (tăng 330% so với quý 2/2009).

Đến cuối năm 2009 đã có 9 Ngân hàng Thương mại ký kết và triển khai dịch vụ ví điện tử, 110 đơn vị chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử (tăng gần 1,5 lần so với cuối tháng 6/2009). Tuy nhiên, những loại hình ví điện tử này mới chỉ dừng lại ở dạng ví điện tử cho phép nạp tiền vào tài khoản để mua một số sản phẩm và dịch vụ trực tuyến (chủ yếu là thẻ điện thoại, trò chơi trực tuyến…), chuyen tien online giữa các tài khoản trong cùng mạng, nhưng lại không cho rút tiền ra.
Ví điện tử - Người dùng không mặn mà


Dịch vụ ví điện tử liên kết với nhà cung cấp các dịch vụ trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam M-Service và hệ thống các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, ABBANK… Theo đó các thuê bao của di động này sẽ được hưởng các tiện ích thanh toán, chuyển khoản ngay trên điện thoại di động của mình.

Thứ nhất, để ví điện tử hoạt động tốt cần có cộng đồng sử dụng. Tuy nhiên điều này ở Việt Nam chưa có, dẫn đến tình trạng loạn ví điện tử thanh toán như hiện nay. Rất nhiều ví điện tử đang có mặt trên thị trường nhưng không liên thông với nhau nên rất khó cho người sử dụng. Giống như trước kia chưa có sự liên kết giữa các ngân hàng làm việc rút tiền từ các máy ATM rất khó khăn.
Ví điện tử - Người dùng không mặn mà

Nguyên nhân thứ hai là do người sử dụng chưa hiểu rõ và chưa có được nhiều thông tin về loại hình dịch vụ này. Người Việt Nam từ xưa đến nay vẫn có câu “Đồng tiền gắn liền khúc ruột” nên họ vẫn còn e dè khi tham gia vào các giao dịch này. Nhận thức và thói quen của người tiêu dùng khi tiếp nhận cái mới cũng tạo nên một rào cả khá nặng nề với ví điện tử.

Ngoài ra, điểm hạn chế lớn nhất của ví điện tử có lẽ nằm ở sự tích hợp bởi hệ thống các cửa hàng, đại lý kinh doanh và bày bán hàng hóa, dịch vụ qua tang. Và quan trọng hơn là ví điện tử rất khó sử dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét